Title Week 27_Forecast for the VN-30, Midcap, VN-Finlead, and further remarks_20240703
Report Type Báo cáo tuần
Source BSC
Bussiness HOSTC
Detail Date : 03/07/2024
Total pages : 15
Language : English
File Type : .PDF
FileSize : 1513 Kb
Download: 8
Download
Vote (You must be logged in to vote)
Short Content

TTCK THẾ GIỚI

Các chỉ số CK Hoa Kỳ thoái lui sau lập đỉnh mọi thời đại trước áp lực chốt lãi dù thông tin vĩ mô tích cực
Cơn sốt trí tuệ nhân tạo vẫn giúp các chỉ số CK Hoa Kỳ lập đỉnh, trước khi giảm cuối tuần. 
- TTCK Hoa Kỳ giảm bình quân 0.1%, EU600-0.7% trong khi Nikkei225 +2.6%.
- Chỉ số hàng hóa -1.5%; chủ yếu từ gas-8.3%, kim loại (Thép-3.7%, Bạc-1.4%) và nông sản (Cao su-4.5%, bông-7%).
- Chỉ số DXY đi ngang +0.02% và TP Hoa Kỳ 10y tăng 0.14% trong tuần.
PCE Hoa Kỳ tháng 5 giữ nguyên và tăng 2.6%yoy trong khi PCE lõi tăng 0.1%mom và tăng 26%yoy. PCE tháng 5 đang có mức tăng hàng tháng thấp nhất từ tháng 3/2021 và như dự báo. Công cụ CME FedWatch, thị trường hiện đang dự báo xác suất 64.1% ngân hàng trung ương sẽ hạ lãi suất tại cuộc họp tháng 9/2024. 
CPI lõi Châu Âu; đơn xin trợ cấp thấp nghiệp lần đầu, tỷ lệ thất nghiệp, PMI và biên bản chính sách tiền tệ FOMC; trong nước báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 6 là thông tin chú ý trong tuần tới.
 
TTCK VIỆT NAM
Lực cầu suy yếu, VN-Index mất dần các ngưỡng hỗ trợ
VN-Index giảm 2.8% với thanh khoản tăng 2% so tuần trước. Đà suy yếu lan rộng khi lực cầu suy giảm và áp lực bán ròng khối ngoại.
- Căng thẳng tỷ giá và hoạt động giao dịch ký quỹ thu hẹp vào cuối quý ảnh hưởng tâm lý và hoạt động bắt đáy.
- Dòng tiền luân chuyển thu hẹp khi thanh khoản suy yếu. Vận động tăng giá hướng về các cổ phiếu riêng lẻ có câu chuyện. 
- Khối ngoại bán ròng 176 triệu USD, giảm 11 triệu USD so tuần trước.
Thị trường đã xác nhận xu hướng giảm điểm ngắn hạn. NĐT vẫn cần duy trì tỷ trọng đầu tư phù hợp dù vậy có thể cân nhắc mua vào trong những phiên giảm mạnh đón đầu mùa công bố KQKD quý II.
Báo cáo tháng 6, WB nâng dự báo kinh tế thế giới thêm 0.2% lên mức 2.6%, lạm phát giảm từ 3.7% xuống 3.5%. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tăng trưởng 4.8% nhờ sự phục hồi Trung Quốc. Căng thẳng địa chính trị và chiến tranh thương mại là rủi ro hiện hữu kinh tế toàn cầu. WB cũng giữ nguyên dự báo tăng trưởng VN ở mức 5.5%.